Theo nghị định 79, từ ngày 10-12 (ngày nghị định có hiệu lực), chỉ những hộ gia đình, cá nhân khó khăn, gia đình chính sách, có công với cách mạng… khi mua nhà, đất tái định cư sau khi bị di dời mới được ghi nợ tiền sử dụng đất.

Người dân nghèo lo lắng Bất động sản Gia Lai

Bất động sản Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Bình ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP.HCM) nhận được tin Nhà nước sẽ không cho ghi nợ tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất với tâm trạng buồn hiu. Gia đình bà Bình được cha mẹ chia cho 2.000m2 đất, nhưng bà đã bán hết 1.000m2 để trang trải chi phí cho cuộc sống. Diện tích đất còn lại bà định chia thành 5 phần cho các con xây nhà sau khi con lập gia đình. Với lương công nhân, buôn bán nhỏ như con bà Bình thì để dành đủ tiền xây được căn nhà cấp 4 cũng đã khó khăn, nói gì đến việc phải đóng tiền sử dụng đất.

Tương tự, ông Đinh Văn Hiền Bất động sản Gia Lai

– Nngười làm môi giới nhà, đất khu vực xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi – cho rằng nếu không được ghi nợ tiền sử dụng đất, nhiều gia đình sẽ không có khả năng. “Người dân có thói quen khi nào cần xây nhà mới đi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Cùng lúc vừa lo tiền xây nhà vừa lo tiền sử dụng đất đóng cho Nhà nước là một gánh nặng thực sự cho dân. Tôi e nhiều người vì chưa dành dụm được tiền sẽ lén xây nhà trên đất nông nghiệp” – ông Hiền phân tích.

Tuy nhiên, theo một số phòng tài nguyên và môi trường ở các quận vùng ven TP.HCM và các huyện ngoại thành, chính sách cho ghi nợ tiền sử dụng đất đang bị nhiều người lạm dụng. Bản chất của chính sách này chỉ áp dụng cho những hộ gia đình, cá nhân có khó khăn về tài chính, có nguyện vọng ghi nợ và khuyến khích người dân trả nợ sớm khi hỗ trợ 2%/năm số tiền trả nợ sớm.

Thế nhưng trong thực tế có nhiều người chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích lớn nhằm phân lô bán nền nhưng cũng được ghi nợ tiền sử dụng đất. Sau một thời gian ngắn thì họ trả nợ để hưởng hỗ trợ gần 10% tiền sử dụng đất theo chính sách của Nhà nước.

“Đa số người chuyển mục đích sử dụng đất lớn là người mua đất nông nghiệp, chuyển mục đích để bán lại chứ không thuộc diện khó khăn về tài chính.

Tuy nhiên, tiêu chí khó khăn về tài chính không rõ ràng nên cơ quan chức năng không có cơ sở để từ chối đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất của người dân. Vì vậy, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp này là sai đối tượng” – trưởng phòng tài nguyên và môi trường một huyện ngoại thành TP.HCM nhận định.

Không nhiều người bị ảnh hưởng? Bất động sản Gia Lai

Bất động sản pleiku gia lai  

Một cán bộ Cục Thuế TP.HCM nhận định việc chấm dứt chính sách ghi nợ tiền sử dụng đất đại trà trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng không nhiều đến người sử dụng đất. Trước đây, Nhà nước khuyến khích người dân làm giấy chủ quyền nhà, đất nên mới có chính sách cho nợ tiền sử dụng đất với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế khó khăn là một tiêu chí định tính, không định lượng. Nay các cơ quan chức năng xác nhận lại điều kiện kinh tế khó khăn chỉ gói gọn trong các đối tượng gia đình nghèo, chính sách, gia đình trong khu kinh tế khó khăn mua nhà, đất tái định cư là việc cần thiết.

Thực tế tại TP.HCM cũng như các địa phương khác vẫn còn một số gia đình khó khăn thật sự cần chuyển mục đích sử dụng đất để xây nhà. Với những gia đình này, họ chỉ chuyển thành đất ở hoặc hợp thức hóa nhà với diện tích trong hạn mức đất ở của địa phương và được đóng tiền sử dụng đất theo giá Nhà nước ban hành không cao, thấp hơn nhiều so với tiền sử dụng đất ngoài hạn mức (có nhân với hệ số).

Vị cán bộ Cục Thuế TP nhận định:

số hộ gia đình, cá nhân khó khăn có nhu cầu thực sự hiện còn rất ít. “Chính sách ghi nợ tiền sử dụng đất hiện đang bị lợi dụng. Gần đây, đa số trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất được chuyển mục đích sử dụng diện tích lớn, từ 1.000m2 trở lên. Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất diện tích nhỏ để làm nhà ở rất ít.

Như vậy, vẫn để chính sách ghi nợ như hiện nay thì người dân thực sự khó khăn được hưởng rất ít, mà Nhà nước bị thất thoát, thiệt hại nhiều. Hơn nữa, hiện nay phần lớn nhà, đất của người dân đã có giấy chủ quyền nên chính sách này không còn phục vụ mục đích khuyến khích làm giấy chủ quyền nhà, đất nữa” – vị cán bộ Cục Thuế TP phân tích.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN BSO chuyên Bất động sản Gia Lai

SDT: 09.46.42.39.68

Zalo: 096.373.6957  Bán đất hẻm ngô quyền Pleiku

Địa chỉ văn phòng: 168B Lý Thái Tổ – Phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, Gia Lai

Gmail: [email protected]

Chuyên bất động sản Pleiku Gia Lai