nhà đất Pleiku gia lai

Quy định chia nhà đất Pleiku gia lai sau khi ly hôn khác nhau tùy vào quy định của từng quốn phủ và pháp luật của từng quốc gia. Dưới đây là một số thông tin về quy định chia nhà đất sau khi ly hôn trong một số quốc gia:

  1. Việt Nam: Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Việt Nam, tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ được chia tách theo quy định chung của pháp luật về tài sản. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản mà vợ chồng mua hoặc kiếm được trong thời gian hôn nhân, ngoại trừ tài sản riêng của mỗi bên. Trong trường hợp tài sản không thể chia tách, vợ chồng sẽ phải thỏa thuận hoặc đưa ra quyết định tại tòa án.
  2. Hoa Kỳ: Quy định về chia nhà đất sau khi ly hôn tại Hoa Kỳ khác nhau tùy theo bang. Tuy nhiên, nhiều bang áp dụng nguyên tắc chia nhà đất bình đẳng giữa hai bên. Tài sản được chia tách theo nguyên tắc “tài sản cộng đồng” trong đó tài sản mà vợ chồng mua hoặc kiếm được trong thời gian hôn nhân sẽ được chia đều cho hai bên.
  3. Anh: Quy định về chia nhà đất sau khi ly hôn tại Anh dựa trên nguyên tắc “đóng góp công bằng” (fair contribution) của mỗi bên. Tài sản sẽ được chia tách dựa trên đóng góp tài chính của mỗi bên vào tài sản chung trong thời gian hôn nhân. Tuy nhiên, tòa án Anh cũng sẽ xem xét các yếu tố khác như sức khỏe, nhu cầu sống và trách nhiệm chăm sóc con cái khi quyết định chia nhà đất.

Lưu ý rằng thông tin trên chỉ là những thông tin chung về quy định chia nhà đất sau khi ly hôn ở một số quốc gia. Việc chia nhà đất sau khi ly hôn là một vấn đề phức tạp và cần phải được giải quyết một cách công bằng và hợp lý. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của luật sư để giải quyết

I. Quy định chung về chia tài sản khi ly hôn

Nhà ở, đất (bất động sản) đều được xác định là tài sản vì vậy để phân chia tài sản là bất động sản khi ly hôn cần nắm rõ nguyên tắc về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

 nhà đất Pleiku gia lai

Các quy định chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn

Nguyên tắc tôn trọng tự phân chia tài sản

Khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.”

Khi ly hôn chỉ những tài sản chung vợ chồng vợ chồng mới được phân chia, các tài sản riêng xác lập trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã có thỏa phân chia quyền sở hữu riêng thì sẽ không phải là tài sản chung có quyền phân chia.

Pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận chia tài sản của các bên, trong trường hợp tài sản các bên không thống nhất phân chia thì tòa án mới giải quyết theo quy định pháp luật chia tài sản khi ly hôn.

Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng chia đôi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình xác định về chia tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Nguyên tắc cách phân chia tài sản khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật hôn nhân và gia định 2014 cách chia hướng dẫn việc chia tài sản nhà ở khi ly hôn nói riêng và tài sản nói chung như sau: “3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.”

Do đó, cách chia bất động sản khi ly hôn là nhà ở hay nhà đất là tài sản chung:

  • Nếu như là đất đảm bảo quy định tách thửa của Luật đất đai thì chia bằng hiện vật.
  • Nếu là nhà không thể phân chia thì được chia theo giá trị tài sản.
  • Nếu bên nào nhận hiện vật có giá trị hớn hơn phần được hưởng theo nguyên tắc chia tài sản thì sẽ phải thanh toán phần chênh lệch cho bên kia.

 nhà đất Pleiku gia lai

Những nguyên tắc giải quyết chia tài sản, nhà đất khi ly hôn theo luật định

Nguyên tắc tài sản riêng không phân chia khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình hiện nay tài sản riêng bao gồm cả tài sản là bất động sản nhà đất sẽ không phân chia cụ thể:

“4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”

Như vậy, các quy định về nguyên tắc giải quyết chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các quy định chia tài sản trong các trường hợp như sống chung với gia đình hay lẫn lộn giữa tài sản chung và tài sản riêng.

Nguyên tắc, bảo vệ phụ nữ, trẻ em và người yếu thế

Theo quy định tại khoản 5 Điều 59 luật chia nhà đất nói riêng và tài sản nói chung xác lập quy định: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Các nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn tại điều này đã được hướng dẫn việc chia tài sản nhà ở khi ly hôn cụ thể tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Đồng thời, vấn đề chia tài sản nhà ở khi ly hôn đơn phương không bị ảnh hưởng bởi quyết định đơn phương hay thuận tình mà việc phân phân chia tài sản bao gồm nhà đất sẽ căn cứ vào các nguyên tắc nêu trên.

II. Các quy định pháp luật chia nhà đất Pleiku gia lai khi ly hôn

Phân chia quyền sử dụng đất khi ly hôn

Theo quy định việc phân chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn sẽ theo nguyên tắc tự thỏa thuận. Trong trường hợp vợ chồng không đạt được thỏa thuận về chia tài sản là nhà đất khi ly hôn thì sẽ áp dụng cách chia theo quy định tại Điều 62 Luật Hôn nhân gia đình về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn như sau;

– Nếu quyền sử dụng đất là tài sản riêng: Không chia mà của bên nào sẽ thuộc về bên đó;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản:

  • Nếu các bên đều có nhu cầu sử dụng. không thỏa thuận được thì chia đôi có tính đến các yếu tố theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình và hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
  • Nếu chỉ một bên có nhu cầu, điều kiện sử dụng đất trực tiếp thì sẽ thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng theo nguyên tắc chia đôi.
  • Nếu QSDĐ chung với hộ gia đình thì phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra để chia như trên.

– Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở  được chia theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia định 2014.

– Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61  Luật HN & GĐ 2014.

Quy định pháp luật chia quyền sử dụng đất khi ly hôn

Quy định pháp luật chia quyền sử dụng đất khi ly hôn

“Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Quy định phân chia nhà đất Pleiku gia lai khi ly hôn

Vấn đề chia nhà khi ly hôn cũng thuộc chế tài quy định về chia tài sản khi ly hôn nói chung. Đối với tài sản là nhà không gắn liền với đất như nhà chung cư hay tài sản chung là nhà ở xây dựng trên quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên, hoặc người khác được quy định khi ly hôn chia đôi nhà theo nguyên tắc giải quyết tài sản ly hôn tại Điều 59 Luật HN và GĐ 2014.

Tuy nhiên, pháp luật chia tài sản là nhà ở ly hôn cũng quy định đến quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn tại Điều 63 như sau: Quyền lưu cư cho vợ hoặc chồng khi chia nhà sau khi ly hôn tức là ly hôn vẫn ở chung nhà có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt theo quy định của pháp luật nếu như các bên không có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân thì luật chia tài sản nhà ở ly hôn vẫn xác nhận quyền sở hữu riêng của người đó. Nhưng khi vợ/chồng có khó khăn về chỗ ở thì có quyền lưu trú sau khi chia nhà ly hôn theo thời hạn quy định.

 nhà đất Pleiku gia lai

Các quy định chia nhà ly hôn, lưu cư và ly hôn có yếu tố nước ngoài

Chia tài sản nhà đất Pleiku gia lai ly hôn có yếu tố nước ngoài

Quy định về phân chia tài sản nhà ở hay nhà đất có yếu tố nước ngoài có sự khác biệt so với ly hôn không có yếu tố nước ngoài bởi phải phù hợp với quy định chính sách sở hữu nhà đất với người nước ngoài của Pháp luật đất đai, Luật Nhà ở.

Khoản 3 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau: “3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Theo quy định của Luật nhà ở thì cá nhân người nước ngoài chỉ có thể sở hữu nhà qua hình thức trở thành nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở tại Việt Nam, giao dịch mua, thuê mua, nhận tặng cho, thừa kế là nhà ở thương mại trong các dự án đầu tư nhà ở.

Vì vậy, khi ly hôn có yếu tố nước ngoài thì việc phân chia bất động sản vẫn theo nguyên tắc nhà là tài sản chung khi ly hôn chia đôi nhà ở nhưng khác về cách phân chia nhà ở theo hiện vật hay giá trị.

  • Nếu nhà ở là tài sản chung vợ chồng là nhà ở thương mại trong các dự án đầu tư nhà ở thì có thể phân chia theo hiện vật, bên là người nước ngoài có thể được phân chi nhận hiện vật là nhà ở.
  • Nếu nhà ở là tài sản chung nhưng không phải là nhà ở thương mại trong các dự án đầu tư nhà ở thì bên có yếu tố nước ngoài sẽ không nhận hiện vật mà sẽ nhận chia theo giá trị nhà ở, người Việt Nam sẽ nhận hiện vật và thanh toán phần giá trị tài sản nhà ở theo định giá.

III. Cách chia bất động sản khi ly hôn

Cách chia bất động sản khi ly hôn nó riêng và tài sản nói chung như đã nói sẽ phụ thuộc vào trường hợp các bên ly hôn tự thỏa thuận hoặc không tự thỏa thuận được vấn đề chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cụ thể hướng dẫn việc chia tài sản nhà ở, nhà đất (bất động sản) khi ly hôn cần nắm rõ, xác định được vấn đề nhà đất là quyền sở hữu chung hay riêng, có thể phân chia theo hiện vật được không và định giá nhà đất trong trường hợp nhà đất là tài sản chung không thể phân chia.

 nhà đất Pleiku gia lai

Cách chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn theo pháp luật

Xác định sở hữu nhà đất Pleiku gia lai chung

Để có thể phân chia nhà đất khi ly hôn hay các tài sản khác thì điều trước tiên cần xác định được đâu là tài sản nhà đất chung, đâu là riêng của vợ hoặc chồng, chung của vợ chồng với người khác, di sản thừa kế riêng của vợ chồng, hay chỉ là đang quản lý mà không thuộc sở hữu của mình.

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Trong đó, khoản 1 Điều 40 quy định về hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đó là phần tài sản được chia và các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng nếu như vợ chồng không có thỏa thuận khác.

Như vậy, những tài sản không nằm trong quy định về tài sản chung theo Điều 33 được xác định là tài sản riêng và sẽ không phân chia khi ly hôn.

 nhà đất Pleiku gia lai

Quy định xác định tài sản chung, tài sản riêng áp dụng trong phân chia nhà đất khi ly hôn

Chia nhà ở khi ly hôn như thế nào?

Việc phân chia nhà ở khi ly hôn cần xác định cách thức phân chia tài sản là hiện vật hay theo giá trị tài sản và nhu cầu sử dụng thực sự của các bên sau ly hôn nhằm đảm vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự khi ly hôn. Trong đó cần chú ý đến nguyên tắc bảo vệ phụ nữ đang nuôi con chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có thể tự lao động và không có tài sản riêng để nuôi sống mình.

Trong cách phân chia nhà ở sau ly hôn về cách thức nhận phần tài sản là nhà đất khi ly hôn như sau:

Trường hợp chia nhà đất Pleiku gia lai khi ly hôn có diện tích quá nhỏ không thể chia tách

Khi tài sản là nhà đất nhỏ không thể chia vì không đảm bảo diện tích làm sổ đỏ mới khi chia theo quy định pháp luật thì sẽ không chia đôi các bên đều nhận hiện vật mà sẽ chia theo cách thức một bên nhận nhà đất, một bên nhận giá trị bất động sản như hình thức một bên bán nhà sau ly hôn cho bên kia sở hữu.

Trong đó, tính toán đến nhu cầu nhà ở thực sự của 2 bên, nếu cả 2 bên đều cần chi thì tùy tình hình thực tế để chia nhưng phải đảm bảo giá trị sử dụng của nhà ở mà không phải hình thức “chia đôi nhà ly hôn theo cách cơ học”.

Trường hợp chia tài sản chung có nhiều nhà đất Pleiku gia lai

Đối với việc phân chia bất động sản có ở nhiều nơi nhiều hơn 1 thì ngoài nguyên tắc phân chia theo điều 59 cho 2 bên thì sẽ cần tính toán đến các nguyên tắc khác đó là:

– Xem xét nhu cầu về kinh doanh, buôn bán, nghề nghiệp của các đương sự để phân chia nhà ở cho phù hợp.

– Trong trường hợp giá trị định giá để chia bất động sản khi ly hôn có sự chênh lệch ở các khối nhà đất khác nhau thì người được sử dụng bất động sản sẽ trả phần giá trị chênh lệch cho người được chia nhà ở, đất đai có giá trị thấp hơn theo nguyên tắc chia đôi tài sản khi ly hôn.

Định giá nhà đất Pleiku gia lai khi ly hôn

Việc định giá nhà đất khi ly hôn ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự bởi không phải lúc nào nhà đất hay tài sản cũng được phân chia theo hiện vật mà có thể được phân chia theo giá trị tài sản.

  • Định giá nhà đất cần phải đảm bảo đúng các quy định và giá thị trường (giá nếu bán nhà sau ly hôn) tránh trường hợp định giá theo khung giá đất của UBND tỉnh ảnh hưởng tới quyền lợi của người nhận giá trị bất động sản, nhà ở mà không được phân chia theo hiện vật.
  • Định giá phải đủ các đương sự và thành phần Hội đồng định giá phải đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là các nội dung cơ bản liên quan đến chế độ, quy định phân chia tài sản là nhà đất khi ly hôn, sau ly hôn mong rằng với những chia sẻ này bạn đọc sẽ có được những thông tin cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn để tự thỏa thuận và tránh tranh chấp phát sinh.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN BSO chuyên nhà đất Pleiku gia lai

SDT: 09.46.42.39.68

Zalo: 096.373.6957  Bán đất hẻm ngô quyền Pleiku

Địa chỉ văn phòng: 168B Lý Thái Tổ – Phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, Gia Lai

Gmail: [email protected]

Chuyên bất động sản Pleiku Gia Lai