vùng đất Pleiku được mẹ thiên nhiên ban tặng

đất Pleiku

Vùng đất Pleiku ôm trọn những địa điểm đẹp

Chúng tớ đã có những ngày khám phá Pleiku huyền thoại, được gặp những con người phố núi hiền hòa để rồi “có một cao nguyên yêu quý nhớ thương”, “có một Pleiku neo bến trái tim” (Bài hát: Pleiku chưa xa đã nhớ) trong lòng mỗi đứa chúng tớ! Đừng ai hỏi tớ Gia Lai có gì đẹp, bởi vì không làm sao tả hết vẻ đẹp nơi đây.

Khám phá vùng đất Pleiku huyền thoại.

Thuộc tỉnh Gia Lai, Pleiku là thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên, sau Đà Lạt và Buôn Mê Thuột. Nhắc đến Pleiku, người ta nghĩ ngay tới nương cà phê nặng trĩu hạt, tới hồ tiêu xanh mướt, tới đồi chè ngút tầm mắt ẩn hiện đằng sau là dãy núi trùng điệp, tới “đôi mắt đẫm lệ” – Biển hồ của phố núi,… Vẻ đẹp của Pleiku làm người tới kẻ đi liên tưởng tới “nàng sơn nữ” đang tuổi dậy thì!

1. Biển hồ T’ nưng – Đôi mắt của Pleiku

đất xã biển hồ

Đường đi: Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km theo hướng Tây Bắc.

Hồ T’nưng là nơi nguồn nước sinh hoạt quan trọng cung cấp cho Pleiku. Người ta ví Biển Hồ là viên ngọc bích giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt đẫm lệ” của phố núi Pleiku và là nơi khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho giới văn nghệ sĩ. Cái tên Tơ Nưng còn được gọi là T’Nưng hay Tơ Nuêng theo tiếng địa phương, nghĩa là “biển trên núi” bởi đây là hồ nước ngọt tự nhiên được hình thành trên miệng núi lửa đã ngưng phun trào từ trăm triệu năm qua.Khi có gió to, mặt hồ thường tạo sóng nên mới gọi là biển hồ.

Hồ T’nưng – Hồ trên núi.

Người ta vẫn truyền tai nhau truyền thuyết Biển Hồ Tơ Nưng rằng, ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Bỗng một hôm, núi lửa rung chuyển vùi lấp cả làng xuống vực sâu. Những người may mắn sống sót, khóc thương làng mình và người thân mãi không nguôi, nước mắt đọng thành biển hồ T’nưng.

2. Biển Hồ Chè

Biển hồ chè Pleiku – sắc xanh đầy sức sống

Đường đi: Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 13 km, nằm trên địa phận huyện Chư Pah và cùng đường đi hồ T’nưng.

Đi cùng với cái tên Hồ T’nưng, người ta không thể không nhắc đến Biển hồ chè cũng nổi tiếng không kém. Địa điểm này cùng đường đi hồ T’nưng nên chúng tớ đã kết hợp khám phá 2 địa danh trong cùng một ngày. Cái tên biển hồ chè ra đời bởi sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn nằm trên bờ bắc Biển Hồ. Để đến với đồi chè, chúng tớ không chỉ đi qua con đường quốc lộ mà còn qua những con đường đất nhỏ đầy thơ mộng hay những rặng hoa cúc vàng rực rỡ trong nắng.

Chúng tớ đi sâu vào trong đồi chè, đó là màu xanh tươi mát của lá chè cùng thoang thoảng hương thơm của lá chè len lỏi vào trong trái tim của chúng tớ. Mọi ưu phiền như tan biến trước nương chè trải dài ngút tầm mắt, dường như màu xanh của lá chè như làm người ta căng tràn nhựa sống hơn. Chiều chiều, thấp thoáng bóng dáng người nông dân đi chăm chè. Dưới ánh nắng mặt trời, biển chè xanh mênh mông như thêm phần rực rỡ hơn.

Đặc biệt trên đường vào Biển hồ chè, chúng tớ còn phát hiện cây cô đơn nằm bên hồ, chỉ cần đứng dưới cây, bạn sẽ có ngay những tấm hình lung linh nhé! Rỉ tai bạn thêm một background “sống ảo” nữa ở Biển Hồ chè là cây cầu dây bắc sang con đường đi T’nưng nữa đó!

3. Chùa Bửu Minh

Chùa Bửu Minh - chốn du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến với Pleiku

Đường đi: Nằm cách trung tâm TP. Pleiku hơn 15 km về phía Bắc, tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah).

Giữa lòng đồi chè, có một nơi linh thiêng cửa Phật, đó là chùa Bửu Minh. Là một trong những ngôi chùa ra đời sớm nhất Gia Lai, chùa đã gắn liền với đồi chè hơn 50 năm, được xây dựng lại từ một cái am nhỏ và ngôi chùa Phật học.

Ngôi chùa mang tâm linh của bao thế hệ người trồng chè, của bao mùa vụ chè. Với quy mô chánh điện hơn 500 m2, cao gần 50 m, chùa Bửu Minh là niềm tự hào của mọi người ở đồi chè nói riêng và người Pleiku nói chung.

Giữa lòng đồi chè, có một nơi linh thiêng cửa Phật.

Mái có thiết kế đặc biệt.

Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ cùng mô típ chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan.

Nét riêng của chùa Bửu Minh là mái chùa được tạo dáng cao vút và thanh thoát như mái nhà rông Tây Nguyên.

Không gian sân chùa còn được cách điệu bởi những ngôi tháp nhỏ đặt nối tiếp nhau cùng với chiếc cầu dẫn vào nơi đặt tượng Phật nằm.

Khuôn viên của chùa.

4. Đập Tân Sơn

Đập Tân Sơn | Tripzone

Đường đi: Nằm cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 25 km về hướng Bắc,thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng.

Ngày cuối cùng ở thành phố Pleiku, chúng tớ quyết định khám phá Đập Tân Sơn. Đập thủy lợi này nằm trên một ngã rẽ của con đường đến núi lửa Chư Đăng Ya.

Không chỉ là công trình nhân tạo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân nơi đây

(trữ nước để nuôi dưỡng một vùng canh tác nông nghiệp rộng lớn trong những tháng Tây Nguyên bước vào mùa khô hạn)

mà đập Tân Sơn còn là một điểm du lịch đẹp hoang sơ không thể bỏ qua khi tới Gia Lai đó!

Con đường nhựa để tham quan hồ.

Trời đổ cơn mưa.

Chúng tớ ghé đập thủy lợi Tân Sơn buổi sáng, khi ấy trời mưa nhỏ. Mấy đứa mặc áo mưa đi bộ bờ đê – con đường nhựa để tham quan đập.

Một dải nước xanh ngọc trải dài ngút tầm mắt của người lữ khách. Hai bên đập là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ trải dài.

Tựa lưng vào chân núi Tiên Sơn, hồ chứa hứng trọn nguồn “nước trời” từ hàng trăm con rạch, suối chảy về đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN BSO chuyền đất nền pleiku

SDT: 09.46.42.39.68

Zalo: 0963.736.6957

Địa chỉ văn phòng: 168B Lý Thái Tổ – Phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, Gia Lai

Gmail: [email protected]

đất Pleiku