Điều kiện tự nhiên giúp đất nền pleiku gia lai phát triển mạnh

đất giá rẻ tại Gia Lai

Đất nền pleiku gia lai phát triển mạnh nhờ vào điều kiện tự nhiên rất nhiều

1. Vị trí địa lý

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.510,99 km2, so với cả nước gần bằng 4,7%. Tỉnh có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30” độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Tây giáp nước bạn Campuchia.

2. Địa hình

Gia Lai có độ cao trung bình 800 – 900 m, với đỉnh cao nhất là Kon Ka Kinh thuộc huyện K’Bang: 1.748m và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba:100m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính: địa hình đồi núi, địa hình cao nguyên và địa hình thung lũng.

3. Khí hậu thuỷ văn

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng  Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm; nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 250C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc.

Gia Lai có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba và hệ thống sông Sê San, ngoài ra còn có các phụ lưu của sông Sêrêpok

4. Tài nguyên đất – Đất nền pleiku gia lai

Theo phân loại của FAO – UNESCO thì đất đai của tỉnh gồm 5 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen dốc tụ và đất xói mòn trơ sỏi đá, trong đó có hhóm đất đỏ vàng: đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất với 756.433 ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên. Đây cũng là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là loại đất đỏ trên đá bazan. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng. Đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, yêu cầu độ phì cao như cà phê, chè, cao su và các loại cây ăn quả.

5.Tài nguyên nước

Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3 phân bố trên các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpok.

Do có nhiều sông suối nên ngành thủy điện là ngành có rất nhiều tiềm năng của tỉnh Gia Lai. Vì có sông Sê San, là một trong ba con sông có tiềm năng thủy điện rất lớn của Việt Nam; chiếm 11,3% tổng số tiềm năng thủy điện của toàn quốc (chỉ đứng sau sông Đà 44% và sông Đồng Nai 16,4%).

6. Tài nguyên du lịch                       

đất xã biển hồ                     

Với điều kiện địa lý của vùng cao nguyên, đa dạng về địa hình, thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai nhiều thắng cảnh đẹp như: thác Phú Cường (huyện Chư Sê), thác Công Chúa (huyện Chư Păh), thác Làng Á (huyện Chư Sê), thác Lệ Kim (huyện Ia Grai), thác Lồ Ồ (huyện Mang Yang), sông Ba, sông Sê San, suối Đôi (huyện Đức Cơ), suối Đá (thị xã Ayun Pa), Biển Hồ (thành phố Pleiku), hồ Ayun Hạ (huyện Phú Thiện), hồ Ia Ly (huyện Chư Păh), vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng, đồi thông Đắk Pơ (huyện Đăk Pơ)…

Cùng với sự hấp dẫn của thiên nhiên, Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời, đạm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng thể hiện ở các di tích lịch sử – văn hóa như: Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo (An Khê, Kbang, ĐăkPơ, Kôngchro), làng kháng chiến Stơr của anh hùng Núp (huyện Kbang), nhà lao Pleiku (thành phố Pleiku), Di tích chiến thắng Plei Me (huyện Chư Prông), núi Hàm Rồng (thành phố Pleiku), di tích lịch sử văn hóa Pleiơi (huyện Phú Thiện)…

Đặc biệt, Gia Lai còn lưu giữ những giá trị đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật và di sản cồng chiêng Tây Nguyên – “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Cùng với nguồn tài nguyên to lớn, việc đi lại, giao lưu ngày càng thuận tiện đã tạo cho Gia Lai nhiều cơ hội để phát triển ngành du lịch trong tương lai.

7. Tài nguyên khoáng sản:

Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai mỏ, tỉnh Gia Lai có các loại khoáng sản như quặng bô xít, vàng, các mỏ sắt, đá granit, đá vôi, sét, cát xây dựng…

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh rất đa dạng và phong phú, thuận lợi cho tỉnh phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu xây dựng.

8. Tài nguyên rừng

Gia Lai có diện tích rừng tự nhiên lớn với tỷ lệ rừng che phủ 46,1% . Rừng tự nhiên của tỉnh chủ yếu là kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới,  đặc biệt, có vườn quốc gia Kon Ka Kinh và khu bảo tồn Kon Chư Răng, có nhiều loại cây quí hiếm như: sao, giáng hương, trắc, kiền kiền, bằng lăng, chò… Rừng của tỉnh có hệ động vật rất đa dạng, gồm 375 loài chim thuộc 42 họ, 18 bộ; 107 loài thú thuộc 30 họ, 12 bộ; 94 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ; 48 loài lưỡng cư thuộc 6 họ, 2 bộ; 96 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng, động vật đất… Đặc biệt có những loài thú quý hiếm.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN BSO chuyên đất nền pleiku gia lai

SDT: 09.46.42.39.68

Zalo: 0963.736.6957 hổ trợ tư vấn Đất nền pleiku gia lai

Địa chỉ văn phòng: 168B Lý Thái Tổ – Phường Yên Đỗ, TP. Pleiku, Gia Lai

Gmail: [email protected]

MST: 5901162950